CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH THÊU DƯƠNG THĂNG
CÔNG TRÌNH: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG SUẤT : 15 m3/NGÀY.ĐÊM.
ĐỊA ĐIỂM: KCN SÓNG THẦN 3, TP. THỦ DẦU MỘT, T. BÌNH DƯƠNG
III.1- Sơ đồ công nghệ
III.2- Mô tả công nghệ
♦ Bể điều hòa
Tại thiết bị điều hòa, nước thải sẽ được điều hòa cả về nồng độ ô nhiễm và lưu lượng. Vì vậy, thể tích chứa của bể điều hòa phải tính toán hợp lý mới đáp ứng được nhu cầu điều hòa nồng độ chất ô nhiễm đầu vào của hệ thống.
Thiết bị thổi khí cung cấp Oxy liên tục, ngăn chặn quá trình kỵ khí xẩy ra ở bể điều hòa gây mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tại bể điều hòa, nước thải được bơm chìm bơm với lưu lượng ổn định lên thiết bị xử lý sinh học hiếu khí FBR.
Bơm chìm trong bể điều hòa được thiết lập chế độ vận hành theo cơ chế như sau:
• Chế độ AUTO:
Khi mực nước trong hố thu ở mức LOW, bơm không hoạt động.
Khi mực nước trong hố thu ở mức HIGH, bơm sẽ hoạt động..
• Chế độ MANUAL:
Chỉ sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, chế độ hoạt động này không phụ thuộc vào mực nước trong bể điều hòa..
♦ Bể sinh học thiếu khí
Nước sau khi đến bể sinh học thiếu khí Trong dự án này, Bể Anoxic được sử dụng nhằm khử nitơ từ sự chuyển hóa nitrate thành nitơ tự do. Lượng nitrate này được tuần hoàn từ lượng bùn tuần hoàn từ Bể lắng sinh học và lượng nước thải từ Bể hiếu khí (đặt sau Bể Anoxic). Nước thải sau khi khử nitơ sẽ tiếp tục tự chảy vào Bể hiếu khí kết hợp nitrate hóa.
Thông số quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả khử nitơ là (1) thời gian lưu nước của
Bể sinh học thiếu khí; (2) nồng độ vi sinh trong bể; (3) tốc độ tuần hoàn nước và bùn từ
Bể sinh học hiếu khí và Bể lắng; (4) nồng độ chất hữu cơ phân hủy sinh học; (5) phần nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học; (6) nhiệt độ. Trong các thông số trên, phần nồng độ
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc khử nitơ.
Nghiên cứu cho thấy nước thải cùng một nồng độ hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (bCOD) nhưng khác về thành phần nồng độ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (rbCOD). Trường hợp nào có rbCOD càng cao, tốc độ khử nitơ càng cao.
Bể Anoxic được khuấy trộn bằng motor khuấy có trục và cánh khuấy bằng inox nhằm giữ bùn ở trạng thái lơ lửng và nhằm tạo sự tiếp xúc giữa nguồn thức ăn và vi sinh. Hoàn toàn không được cung cấp oxi cho bể này vì oxi có thể gây ức chế cho vi sinh vật khử nitrate.
♦ Chế độ AUTO:
Khi mực nước trong hố thu ở mức LOW, motor không hoạt động.
Khi mực nước trong hố thu ở mức HIGH, motor sẽ hoạt động..
♦ Chế độ MANUAL:
Chỉ sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, chế độ hoạt động này không phụ thuộc vào mực nước trong bể thiếu khí..
♦ Bể sinh học hiếu khí FBR
Tiếp tục nước thải được bơm lên thiết bị xử lý sinh học hiếu khí FBR. Tại đây, các chất bẩn hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý nhờ các vi sinh vật dính bám trên bề mặt giá thể. Trong thiết bị phản ứng sinh học FBR, các giá thể vi sinh được lắp đầy làm tăng bề mặt tiếp xúc của nước thải và vi sinh vật lên hàng vài chục lần nhờ cấu trúc của giá thể có diện tích riêng lên đến 120m2/m3. Giá thể vi sinh cố định này tạo ra môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển tốt. Những vi sinh này sẽ tiêu thụ các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải nhờ lượng oxy được cung cấp từ thiết bị thổi khí (AB01A/B). Quá trình phân hủy các chất hữu cơ theo phản ứng sau:
Ngoài ra giai đoạn này còn diễn ra cả 2 quá trình Nitrification và Denitrification là quá trình chuyển Amonia thành Nitơ tự do nhờ chủng vi sinh chủ lực là Nitrosomonat và Nitrobacter.
Bước 1: Quá trình Nitrification: Diễn ra trong vùng hiếu khí (Lớp vi sinh vật bao phủ bên ngoài)
Các chủng vi sinh vật Nitrosomonas, Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrosolobus, Nitrobater sẽ tham gia chuyển hoá Amonia theo phản ứng sau:
NH4+ + 3/2O2 → NO2– + H2O + 2H+
Bước 2: Quá trình Denitrification: Diễn ra trong vùng hiếm khí (Lớp vi sinh vật bị bao phủ bên trong)
Dưới tác dụng của các vi sinh vật Nitrobacter, Microccocus,Archromobacter, Thiobacillus và Bacillus sẽ chuyển hoá Nitrit và Nitrat thành khí N2 theo phản ứng sau:
NO2– + 1/2O2 → NO3–
♦ Bể lắng, Bể khử trùng
Tiếp tục, nước thải chảy qua thiết bị lắng. Tại đây, bùn cặn (xác vi sinh bị chết) được tách ra theo cơ chế tỉ trọng, làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải. Phần nước trong được dẫn về thiết bị tiếp xúc khử trùng. Ở đây, nước được khử trùng bằng chlorine để tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có thể còn trong nước thải. Sau khi qua thiết bị tiếp xúc, nước thải tiếp tục được bơm lên bồn lọc áp lực để loại bỏ các căn lơ lửng trước khi chảy ra môi trường. Kết thúc quy trình xử lý nước đầu ra đạt tiêu chuẩn Tiếp nhận của KCN Sóng thần 3.
♦ Bể chứa bùn
Bùn trong thiết bị lắng sẽ được bơm về thiết bị chứa bùn T-05. Lượng bùn thải sẽ được thu gom và đem đi xử lý theo chất thải nguy hại.