Hướng dẫn đăng ký giấy phép xả thải

GIẤY PHÉP XẢ THẢI

Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì thế những quy định, nghị định về môi trường được cập nhật liên tục để bảo đảm môi trường trong xanh. Trong đó, giấy phép xả thải là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Công ty TNHH công nghệ môi trường OZONE với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, sẽ hướng dẫn quý doanh nghiệp các thủ tục, hồ sơ đăng ký giấy phép xả thải vào nguồn nước theo quy định của Nhà nước hoàn toàn miễn phí.

 

  1. Giấy phép xả thải là gì?
  • Giấy phép xả thải là một loại giấy phép tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào nguồn nước tiếp nhận ( ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,…).
  1. Đối tượng xin giấy phép xả thải:
  • Tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có cơ sở, nhà máy,… đang hoạt động xả thải với lưu lượng 10 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước và xin cấp giấy phép xả thải.

                                                                                                          Các tổ chức

                                                                                                           Cá nhân

 

  1. Giấy phép xả thải có thời hạn bao lâu?
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 3 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 2 năm, tối đa là 5 năm.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.

( Khoản 1 Điều 21 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

  1. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép:
  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

( Điều 29 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

 

  1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thả vào nguồn nước bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép.
  • Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá 3 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
  • Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
  • Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

( Khoản 1 Điều 33 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)

  1. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước:
    1.  Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
      • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 2 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
      • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
    2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép:
      • Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
      • Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo.
      • Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
    3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
      • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

(Điều 35 Nghị Định Số: 201/2013/NĐ-CP)