Hướng dẫn làm đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là loại hồ sơ môi trường được đưa ra để khắc phục hậu quả do những cơ sở, doanh nghiệp chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường mà đã đi vào hoạt động sản xuất.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một tăng cao và đang là vấn đề lớn được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty kinh doanh sản xuất. Bởi các hoạt động kinh tế ấy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.

Nhận thấy được thực trạng đó, Nhà nước ban hành nhiều quy định, chính sách và những đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất khi đi vào hoạt động về vấn đề có đảm bảo an toàn môi trường hay không? Hồ sơ về môi trường đã đầy đủ theo quy chế nhà nước chưa?… Trong đó, việc lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là công việc không thể thiếu tại các công ty, doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất.

Sau đây, Công ty TNHH công nghệ môi trường OZONE – chuyên tư vấn và hỗ trợ về vấn đề môi trường với kinh nghiệm và uy tín gần 5 năm sẽ đưa ra tư vấn hữu ích về quy cách lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho bạn.

Vậy, đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản được lập khi doanh nghiệp đã và đang trong quá trình hoạt động mà chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, bản kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động của môi trường ĐTM.

Mỗi doanh nghiệp sản xuất khi đi vào hoạt động đều cần phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Bởi đây là công việc nhằm theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án, công trình, hệ thống sản xuất. Đồng thời, đánh giá được mức độ tác động của nguồn chất độc gây hại đối với môi trường tiếp nhận, giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa được những vấn đề ô nhiễm. Từ đó, đưa ra được các biện pháp hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm cũng như biện pháp xử lý môi trường thích hợp.

Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là những ai (đơn vị)?

Những đơn vị, cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản là cơ sở, đơn vị đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 với quy mô, tính chất tương đương ngang đối tượng phải lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Và các cơ sở đó không có một trong các văn bản sau: giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

Hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản bao gồm những gì?

Các hồ sơ cần thiết để lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định rõ ràng trong Điều 11, chương III, Thông tư 26/2015/TT-BTNMT như sau:

  • Một văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở;
  • Ba bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Cơ quan nào sẽ tiếp nhận, thẩm định và thời hạn xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản là bao lâu?

Cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án gồm có:

– Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, thẩm định đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp:

  • Cơ sở nằm trong vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
  • Cơ sở nằm ở địa bàn từ 02 huyện trở lên;
  • Cơ sở có quy mô và tính chất tương đương với đối tượng thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

– UBND cấp huyện xác nhận, thẩm định việc đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, trừ các trường hợp quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

– UBND cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được UBND cấp huyện ủy quyền bằng văn bản.

Thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị đăng ký xác nhận đề án đơn giản, cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản theo mẫu quy định của Pháp luật. Trường hợp chưa xác nhận, cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo các bước nào?

Lập và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo trình tự các bước trong quy trình tại Phụ lục kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT như sau:

  • Bước 1: Chủ cơ sở quy định lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để kiện toàn, đảm bảo đúng theo quy định.
  • Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp này cần thiết phải tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.
  • Bước 4: Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).
  • Bước 5: Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).
  • Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho cơ sở yêu cầu.
  • Bước 7: Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án môi trường đơn giản đã xác nhận cho cơ sở.

Tóm lại, việc xây dựng đề án bảo vệ môi trường đơn giản là việc làm rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo uy tín với khách hàng đồng thời đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, pháp luật Nhà nước. Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã nắm được cơ bản cách lập đề án bảo vệ môi trường. Nếu còn chưa rõ hay thắc mắc gì về vấn đề môi trường này thì hãy liên hệ ngay với LightHouse để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng trực tiếp trao đổi qua hotline