Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Công Ty Yia Ji Shote

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH VIET NAM JIA YI SHOES

CÔNG TRÌNH: NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CÔNG SUẤT: 10 m3/ngày

Địa chỉ xây dựng: KCN VSIP II-A mở rộng , Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

1.1.1 Tính chất nước thải vào và sau xử lý

Thành phần nước thải đầu vào và đầu ra được trình bày trong Bảng dưới đây:

Bảng 1.2 Thành phần nước thải sản xuất trước xử lý

Nguồn: Kết quả tham khảo từ các công trình tương đương.

Bảng 1.3 Thành phần nước thải sinh hoạt trước xử lý

Bảng 1.4 Thành phần nước thải đầu ra theo Tiêu chuẩn đấu nối KCN VSIP II-A

1.3.2 Sơ đồ công nghệ

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất

1.3.3 Thuyết minh công nghệ đề xuất

       A. NƯỚC THẢI SẢN XUẤT

  • Bể điều hòa sản suất

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau. Bên cạnh đó, bể điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định. Bể điều hòa được sục khí thô làm xáo trộn liên tục để phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải và ngăn chặn quá trình lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được đưa lên cụm bể xử lý hóa lý bằng bơm chìm.

  • Bể phản ứng

Tại bể phản ứng hóa lý, hóa chất điều chỉnh pH có thể được bổ sung (tùy thuộc pH của nước thải dòng vào) nhằm mục đích tạo điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ được diễn ra hiệu quả.

  • Bể keo tụ

Hầu hết các trạm xử lý của các nhà máy trong khu công nghiệp đã xử lý nước thải đạt Chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp. Thành phần nước thải sau xử lý sẽ chứa tỷ lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học thấp (BOD/COD thấp). Điều này có thể giải thích được rằng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học hoặc các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học đã được xử lý dễ dàng tại hạng mục xử lý sinh học của các trạm xử lý riêng của các nhà máy. Thành phần chất hữu cơ còn lại chủ yếu ở dạng khó phân hủy (không hòa tan) tồn tại dưới dang các hạt keo phân tán trong môi trường nước.

Các hạt keo này có kích thước rất nhỏ từ 0,01 – 0,1 μm và lơ lửng trong môi trường nước. Dưới những điều kiện thông thường, các hạt keo này rất khó xử lý nếu như không có những tác nhân xúc tác. Do đó, vai trò của hạng mục xử lý hóa lý là cần thiết. Chính vì vậy, tại bể keo tụ, nước thải được châm thêm hóa chất là PAC để thực hiện quá trình keo tụ. Hóa chất PAC có vai trò giúp nén điện tích của các hạt keo có trong nước thải. Các hạt keo sau khi đã được nén điện tích sẽ có xu hướng liên kết với nhau tạo nên khối lượng lớn hơn và lắng xuống. Đó là mục tiêu cần hướng đến của quá trình xử lý hóa lý.

  • Bể tạo bông

Ngược lại với quá trình keo tụ, quá trình tạo bông hiệu quả hơn với thời gian phản ứng lâu hơn và tốc độ khuấy của motor chậm hơn. Vì nếu motor khuấy quá nhanh sẽ làm vỡ các bông cặn vừa được hình thành. Tại bể tạo bông, hóa chất trợ keo tụ polyme Anion được bổ sung vào để kết nối các bông cặn vừa hình thành làm chúng lớn hơn.

  • Bể lắng hóa lý

Nước thải sau khi qua Bể tạo bông sẽ chảy qua Bể lắng hóa lý. Tại đây, các bông cặn với kích thước lớn được hình thành sẽ lắng xuống đáy Bể lắng hóa lý. Lượng bùn lắng hóa lý sẽ được thường xuyên bơm lên sân phơi bùn và bể chứa bùn vì nếu lượng bùn lắng hóa lý được lưu quá lâu sẽ trở nên mịn và dễ dàng gây đục nước.

  • Bể trung gian

Phần nước trong sau lắng sẽ được bơm vào bể trung gian, sau đó được bơm lên vào bồn lọc áp lực bằng bơm trục ngang.

  • Bồn lọc áp lực

Bồn lọc chứa vật liệu lọc là than hoạt tính có nhiệm vụ sẽ giữ lại các cặn nhỏ ly ti và hấp thụ mạnh chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ có mùi có trong nước thải

Nước sau xử lý đạt Tiêu chuẩn đấu nối vào KCN VSIP II-A.

  • Bể chứa bùn hoá lý

Quá trình xử lý bùn hóa lý sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn. Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải và chết đi.